Thịt kho Tàu hay thịt kho hột vịt là một món ăn khá phổ biến và được ưa chuộng trong những ngày lễ Tết của người dân Việt Nam. Món ngon đậm đà, béo ngậy được dùng ăn chung với cơm trắng thì còn tuyệt vời hơn nữa.
Có những điều xoay quanh món thịt kho Tàu, nhất là xuất xứ và nguồn gốc của món ăn này và nhất là cách làm thịt kho Tàu thơm ngon đúng vị chuẩn thuần Việt. Bài viết hôm nay
Vé giá gốc sẽ giải đáp cho bạn tất tần tật tất cả những về đề xoay quanh món thịt kho Tàu cũng như nhận xét về món thịt kho Tàu giữa miền Nam và
thịt kho tàu miền Bắc.
Thịt kho Tàu là món ăn có nguồn gốc từ Việt Nam
Có một số người khi nghe đến cai tên
thịt kho Tàu thì lại cho rằng món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc vì họ nghĩ chữ “Tàu” ý nói đến người Hoa. Nhưng theo nhiều người nghiên cứu thì người gốc Hoa ở Việt Nam rất ít khi ăn món này. Bởi chữ “tàu” trong tên gọi của món ăn này có ý nghĩa là vị “lạt” hay “nhạt”, có lẽ vì cách gọi “tàu” thay cho từ “lạt” của người xưa đã vô tình gây nên sự hiểu lầm về nguồn gốc của món ăn này.
Cũng có người nói rằng món thịt kho tàu là từ ông tể tướng thời Tống ở Trung Hoa nghĩ ra, nhưng xem xét và so sánh kỹ lại hai món này thì người ta thấy không giống những đặc trưng của món thịt kho tàu mà người Việt vẫn hay ăn. Như vậy, qua một số chứng minh trên thì ta kết luận được rằng món
thit kho tau không phải do bắt nguồn từ Trung Quốc mà chỉ với ý nghĩa đơn giản là thịt kho lạt.
Cách làm Thịt kho tàu
Nguyên liệu cần chuẩn bị
Thịt ba chỉ hay thịt chân giò 500 gr
Trứng vịt luộc 5 quả
Nước dừa 400 ml
Hành băm
Tỏi băm
Nước mắm 3 muỗng canh
Gia vị thông dụng ( mỗi thứ 1 ít)
Vì là nâu cho gia đình ăn nên bạn cần chú ý mua thịt và trứng để kho một nồi ăn trong nhiều tuần liền. Theo như cách nghĩ của người miền Tây thì nồi thịt kho để càng lâu sẽ càng ngon.
Cách làm Thịt kho tàu
Thịt ba chỉ hay thịt chân giò sau khi mua về thì rửa sạch với nước muối khử mùi hôi tanh của thịt, để cho ráo nước rồi sau đó cắt miếng vừa ăn rồi cho vào tô, nên chọn thịt có da mỏng để kho cho ngon, mau mềm hơn và không có bị ngấy.
Sau đó lần lượt nêm vào tô 1 muỗng canh hành băm, 1 muỗng canh tỏi băm, 3 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, 1/3 muỗng canh hạt nêm và 1 muỗng cà phê tiêu, trộn đều. Cuối cùng là dùng màn bọc tô thịt lại, ướp ít nhất trong 1 tiếng cho thịt thấm gia vị.
Thắng nước màu
Bật nồi lên bếp, cho vào nồi 1 muỗng cà phê đường đun với lừa vừa, cùng lúc đó dùng đũa khuấy đều cho đến khi nước đường trở màu nâu cánh gián thì lúc đó mới tắt bếp. Chờ đường nguội thì màu sẽ đậm và có màu sẫm hơn, cho vào 1/2 chén nước lọc cho loãng bớt.
Kho thịt
Gắp thịt đã ướp cho vào nồi vừa thắng nước màu, đảo lửa qua lại cho đến khi thịt săn lại thì đổ vào thêm 400 ml nước dừa vào. Đậy nắp nồi lại rồi kho thịt với lửa nhỏ trong vòng 30 phút. Sau 30 phút nếu bạn thấy nước cạn quá thì cho thêm nước, tiếp đó cho hết trứng vịt luộc vào, rồi đậy nắp và đun tiếp trong 30 phút, chờ cho thịt chín mềm rồi thì tắt bếp.
Thành phẩm
Cuối cùng sau nhiều phân đoạn kỳ công thì món thịt kho tàu thơm ngon đã hoàn thành và có thể múc ra tô và đưa vào mâm cơm gia đình được rồi. Món ăn có màu nâu rất bắt mắt, phần nước hơi bóng do có mỡ heo của phần thịt và của nước dừa. Thịt heo được kho mềm có vị béo nhẹ kết hợp với trứng vịt bùi bùi cùng với nước chan của
thit kho tau ăn với cơm trắng.
Khác biệt giữa Thịt kho tàu miền Nam và miền Bắc
Có một điều rất hay của ẩm thực Việt Nam là sự biến hóa đa dạng của một món ăn tại các vùng miền khác nhau.
Thịt kho tàu miền Bắc không có sự hiện diện của trứng luộc và không nhất thiết có nước dừa, màu sắc, hương vị cũng đậm đà hơn. Với người dân miền Nam, món
thit kho tau nhất thiết phải có nước dừa và trứng luộc. Trong cả 2 miền thì miếng thịt được thái khá vuông vắn và to hơn miếng thịt kho bình thường gấp 3 lần.
Một số lưu ý khi làm món Thịt kho tàu
Nếu bạn đã dùng nước dừa thì không cần phải dùng nước đường nữa, vì khi kho nước dừa thì nó sẽ tự chuyển sang màu nâu sẫm mà. Bạn không cần phải sử dụng nước màu và đường khi ướp thịt mà chỉ cần thêm chút nước mắm và nước dừa tươi. Lúc đầu bạn đun lửa lớn, chờ tới khi thịt sôi đều thì vặn nhỏ lửa rồi vớt hết bọt ra sau đó đun lửa liu riu để thịt mềm dần và chờ khi nước dừa chuyển sang màu nâu sẫm là được. Trong quá trình nấu nếu bạn muốn cho nước thịt nhìn trong hơn và không nên đậy nắp khi nấu.
Món
thịt kho Tàu này nấu rất dễ dàng nên bạn có thể không mất nhiều thời gian để chuẩn bị bữa cơm cho gia đình ngày Tết. Món ăn có thể kết hợp với cơm trắng, bánh mì, bánh chưng hay dưa giá và ăn kèm với các loại rau sống khác cũng đều được. Đặc biệt, món ăn này có thể để lâu mà vẫn ngon. Chúc bạn thực hiện thành công qua bài viết trên của
Vé giá gốc.