Tết Đoan Ngọ là gì? Cùng với đó, những hoạt động, nghi thức được mọi người thực hiện trong ngày tết này là gì? Một ngày lễ tết khá quen thuộc nhưng không phải ai cũng hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguồn gốc, ý nghĩa và các nghi thức của tết Đoan Ngọ qua bài viết này nhé !
Nguồn gốc của tết Đoan Ngọ
Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương. Hay còn được gọi với tên dân giã hơn là tết diệt sâu bọ. Tên của ngày tết này nói đến thời điểm bắt đầu sự thay đổi và hưng thịnh của khí dương trong ngày. Tức là vào giữa trưa giờ ngọ bắt đầu khí dương đang thịnh. Ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm là thời gian của ngày Tết Đoan Dương. Ngày tết này được dựa trên văn hoá tín ngưỡng người phương Đông. Mọi nghi thức được gắn liền với quan niệm về sự tuần hoàn của thời tiết trong một năm. Nhiều người cho rằng tết Đoan Ngọ có nguồn gốc từ Trung Quốc. Thực tế, tết Đoan Dương ở Việt Nam và Trung Quốc rất khác nhau. Ở Trung Quốc, họ xuất phát từ câu chuyện liên quan đến vị quan Khuất Nguyên.
Còn ở Việt Nam, chúng ta chọn ngày lễ này để “diệt sâu bọ”. Ngày xưa sau mỗi mùa vụ dân ta thường tổ chức ăn mừng mùa màng bội thu. Tuy nhiên, sâu bọ xuất hiện đã phá hoại rất nhiều. Để giải trừ sâu bọ lão ông Đôi Truân đã chỉ dẫn người dân lập bàn cúng. Lễ vật gồm có bánh tro và trái cây, đặt ở trước cửa nhà và cúng vào giờ ngọ.
Ý nghĩa của ngày tết đoan ngọ là gì ?
Mọi người quan niệm ngày 5 tháng 5 (âm lịch) là thời điểm đánh đấu cho giai đoạn mới tốt đẹp, mùa màng bội thu. Do đó, đúng ngày đúng tháng hằng năm người dân đều thực hiện nghi lễ cúng để diệt sâu bọ. Ngoài ra, tết Đoan Ngọ còn có ý nghĩa giải trừ bệnh tật, bởi đây là thời điểm giao mùa dịch bệnh rất dễ xuất hiện.
Cùng với ý nghĩa về mùa màng, sức khoẻ tươi tốt thì tết Đoan Dương còn là ngày sum họp gia đình. Hiện nay, tục lệ này vẫn được mọi người hưởng ứng và thực hiện mỗi năm. Tuy không được nghỉ lễ như tết Nguyên Đán nhưng mọi người đều sắp xếp cùng gia đình.
Tết đoan ngọ có những hoạt động nào ?
Ngày tết “diệt sâu bọ” chỉ diễn ra trong một ngày nhưng có rất nhiều hoạt động đặc biệt. Trước hết, mọi nhà đều chuẩn bị mâm cỗ cúng. Tuỳ theo phong tục từng vùng miền mâm cỗ sẽ gồm nhiều phần khác nhau. Những vùng miền nhất định phải có bánh tro và rượu nếp. Cùng những nơi lại thay thế bằng các lễ vật khác gần giống.
Ngoài cúng cỗ, nhiều người còn thực hiện xông lá để tiêu tan mầm bệnh, nâng cao sức khoẻ. Người dân sẽ mua hoặc đi hát lá thuốc chuẩn bị sẵn. Đúng vào ngày 5 tháng 5 âm lịch là mọi người sẽ dùng lá thuốc để xông.
Theo tương truyền, ngày tết Đoan Dương cần ăn những món chua, chát, cay để loại bỏ các loại ký sinh hại. Thịt vịt là món ăn xuất hiện hầu hết tất cả các gia đình trong ngày tết Đoan Ngọ.
Ở người dân khu vực miền bắc sẽ có tục uống rượu nếp. Loại rượu nếp được mọi người chọn lựa và ưu tiên đó là rượu nếp cẩm. Người miền trung ăn cơm rượu và người miền nam thì cơm rượu nếp. Riêng ở Đà Nẵng, chúng ta sẽ được ăn món bánh ú tro.
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về ngày tết Đoan Ngọ là gì và thông tin liên quan. Mỗi ngày lễ tết có nguồn gốc và ý nghĩa rất đặc biệt, bạn hãy dành thời gian tìm hiểu để mở rộng sự hiểu nhé!
Nguyễn Ích
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Tết Hàn Thực Và Món Bánh Truyền Thống Đầy Ý Nghĩa
Thốt Nốt Đường Thốt Nốt Và Các Món Đặc Sản An Giang
Tết Nguyên Tiêu Là Gì ? Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Tiêu
Cầu Bình An Nét Đẹp Thả Đèn Hoa Đăng Ở Hội An
12 Cung Hoàng Đạo Tiết Lộ Bí Mật Trong 2022