Thốt nốt đã không còn mấy xa lạ đối với người dân Việt Nam, đặc biệt là người Miền Tây. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ và biết hết về những loại cây này. Thốt nốt có nhiều lợi ích khác nhau, nếu bạn biết rõ về nguồn gốc, cách chế biến thốt nốt thì sẽ cải thiện được một phần sức khỏe của mình.
Thốt nốt được nhiều người biết đến qua món đường thốt nốt, vị ngọt thanh dễ chịu vị gắt thường thường như các loại đường cát trắng thông thường. Nhưng sử dụng bao nhiêu đường thốt nốt là hợp lý, bao nhiêu là đủ, và những món ăn có thể sử dụng thốt nốt làm nguyên liệu. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc trái thốt nốt đặc sản An Giang
Thốt nốt có nguồn gốc từ Nam Á và Đông Nam Á, bạn có thể bắt gặp thốt nốt ở nhiều láng giềng như Campuchia, Lào, Campuchia, Indonesia,... Còn ở tại Việt Nam thì thốt nốt được trồng nhiều ở các tỉnh miền nam, đặc biệt là An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tây Ninh,... thốt nốt có thể chịu hạn, ngập nước nhưng không thể chịu rét được. Do đó mà nó được trồng nhiều ở các khu vực miền Tây có khí hậu ôn hòa.
Đặc điểm nhận dạng thốt nốt
Thốt nốt nhìn hơi giống với cây cọ của miền Bắc và cây dừa ở miền Nam, thân thốt nốt có thể cao đến 30m. Thông thường, thốt nốt có thể sống đến 20 – 30 năm, hoặc xa hơn nữa là 100 năm.
Thốt nốt đực không cho quả, còn thốt nốt cái cho ra khoảng từ 50 – 60 quả.
Quả thốt nốt tròn bên ngoài có màu đen, có vỏ cứng. Bên trong chia làm 3 múi. Thịt thốt nốt có phần trắng, khi còn non thì ăn mềm và ngọt, khi già thì phần thịt sẽ cứng dần, lúc này người ta dùng phần thịt để nấu chè hoặc dầm nước đường và đá ăn rất mát.
Giá trị dinh dưỡng của trái thốt nốt
Hầu như các loại trái cây ăn quả đều cung cấp một số loại vitamin và khoáng chất có lợi cho con người, thốt nốt cũng vậy, nó cung cấp vitamin C, B1, B2, sắt, phốt pho, canxi và potassium. Bên cạnh đó thốt nốt còn trị các loại bệnh như: lợi tiểu, giải nhiệt, tiêu viêm, kiện tỳ. Hầu hết các bộ phận của thốt nốt có thể dùng làm thuốc theo y học cổ truyền.
Đường thốt nốt đặc sản An Giang là gì ?
Đường thốt nốt là một loại đường nấu từ dịch chảy từ nhụy hoa thốt nốt. Phần nước lấy từ trong
quả thốt nốt chính là nguyên liệu dùng để làm đường. Sau phần công đoạn chế biến của người nấu thì đường thốt nốt sẽ tạo thành những khối đường cứng, màu vàng đẹp mắt. Trung bình cứ 4 lít nước thốt nốt sẽ làm được 1 kg đường thốt nốt. Đường thốt nốt sẽ cho ra vị ngọt thanh hoàn toàn tự nhiên. Đường thốt nốt được thay thế đường trắng trong nhiều bữa cơm gia đình vì chúng có vị ngọt không quá gắt.
Cách nấu đường thốt nốt
Trước tiên, người thợ sẽ thu hoạch dịch từ nhụy hoa thốt nốt theo phương pháp thủ công. Họ sẽ leo lên cây thốt nốt, cắt nhị hoa đực để thu hoạch dịch từ nhụy hoa. Sau đó, họ sẽ tiến hành nấu đường.
Bước 1: Cho dịch nhụy hoa vào chảo lớn, đun lên để cô đặc phần nước này.
Bước 2: Trong quá trình nấu, đảo đều dung dịch đến khi trở nên sền sệt thì đổ sang chảo khác. Tiếp tục đun hỗn hợp với lửa vừa đến khi chuyển màu vàng ươm.
Bước 3: Chuẩn bị các khuôn hình ống tròn, hoặc khuôn hình tròn dày khoảng 2 - 3cm. Sau đó, đổ đường vào các khuôn.
Bước 4: Cuối cùng, dùng lá thốt nốt gói khuôn này lại. Chờ khi đường đông đặc và khô lại là hoàn thành.
Ở các tỉnh miền Tây, người dân dùng đường thốt nốt để nấu chè, nấu ăn, làm bánh,... Đường thốt nốt hoàn toàn không chứa hóa chất nên không chỉ giúp món ăn mang màu vàng đẹp mắt, có mùi thơm lại tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của đường thốt nốt đặc sản An Giang
Cung cấp nhiều khoáng chất và làm đẹp
Trái thốt nốt cho ra hàm lượng khoáng chất cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng giúp cung cấp một lượng lớn khoáng chất tốt cho cơ thể. Ngoài ra đường này còn giàu magie, các chất chống oxy hóa, canxi, kali và phốt pho giúp xương chắc khỏe, tăng chiều cao, tăng khả năng miễn dịch,... Ngoài ra nếu bạn bị mụn trứng cá, hãy ăn một số ít thức ăn có chứa đường thốt nốt mỗi ngày thì làn da sẽ được cải thiện tốt hơn. Đường thốt nốt còn giúp kích thích chất enzyme tiêu hóa ở dạ dày hoạt động một cách hiệu quả, hơn nữa nó sẽ hỗ trợ tẩy sạch đường ruột.
Thanh lọc cơ thể và giữ gìn vóc dáng
Đường thốt nốt còn giúp loại bỏ các chất độc tố ra khỏi cơ thể, trong đường thốt nốt chứa các hợp chất carbohydrate giúp cơ thể tiêu hóa nhanh hơn so với các loại đường khác, giúp bạn có cảm giác no lâu hơn và tránh cơn thèm ăn, rất tốt cho việc giảm cân, cải thiện cơ thể khỏe mạnh và cân đối.
Sử dụng bao nhiêu đường thốt nốt sẽ tốt cho sức khỏe ?
Mặc dù thốt nốt có lợi cho sức khỏe, nhưng chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ để tránh phản tác dụng. Đường thốt nốt bạn nên chỉ uống khoảng 500 ml nước thốt nốt mỗi ngày. Nếu như bạn sử dụng đường thốt nốt quá nhiều mỗi ngày thì sẽ dẫn đến sâu răng, nổi mụn nhọt và nặng hơn nữa là tiểu đường.
Một số món ăn được làm từ trái thốt nốt đặc sản An Giang
Nước thốt nốt
Nước thốt nốt có vị ngon như nước dừa, ngọt và mát, và có mùi thơm đặc trưng. Bạn mua nước thốt nốt được nấu sẵn ở chợ, cho thêm thịt thốt nốt thái sợi, một ít đường và đá. Như vậy là đã có ngay món nước thốt nốt ngọt mát, thanh nhiệt ngày hè.
Chè thốt nốt
Chè thốt nốt cũng rất được ưa chuộng bởi các tín đồ yêu ngọt. Các thành phần trong chè đa dạng tùy người nấu nhưng không thể nào thiếu đường và cùi thốt nốt. Thưởng thức món chè thốt nốt ngon hơn khi dùng lạnh, để cảm nhận được vị béo ngậy của nước cốt dừa, cùi thốt nốt mềm, dẻo ăn rất thú vị.
Bánh bò thốt nốt
Bánh bò làm với đường thốt nốt sẽ có mùi thơm nhẹ từ thốt nốt, vị ngọt thanh và màu vàng ươm vô cùng bắt mắt. Đây là đặc sản của vùng Châu Đốc (An Giang) - nơi vốn trồng rất nhiều
thốt nốt.
Đặc sản An Giang Bảy Núi có gì ngoài Thốt nốt ?
Lẩu mắm
Lẩu mắm là một loại đặc sản bạn
có thể tìm thấy ở các tỉnh đồng bằng sông nước, khách du lịch tới thăm Châu Đốc
nên ghé lại một lần và ngồi nếm thử hương vị thơm ngon này. Thông thường mắm chủ
yếu ở đây là mắm cá sặc, mắm cá chốt cùng với đó là hơn hai mươi loại rau khác
nhau nào là bông điên điển, bông súng,… cùng với cá linh và cá basa đưa vào nồi
lẩu đang sôi ùng ục, hương vị mắm khi đang sôi ăn kèm với bún thì chao ôi! tuyệt
làm sao.
Gỏi sầu đâu
Sầu đâu còn được gọi là “sầu đông” hoặc “cây xoan”, là một loại cây mọc nhiều ở các tỉnh miền Tây như An Giang, Kiên Giang. Gỏi sầu đâu được xem là món ăn thường ngày trong bữa cơm của người Campuchia ở gần biên giới, thông qua người Khmer dần dần món ăn này được du nhập và trở nên thịnh hành ở vùng miền Tây sông nước.
Vé giá gốc xin mách nhỏ bạn biết một địa điểm
Du lịch An Giang mà du khách có thể thưởng thức tròn vị của gỏi sầu đâu, đó là địa điểm khu du lịch sinh thái
Rừng Tràm Trà Sư, nơi có phong cảnh non nước hữu tình giao nhau, tiếng chim chóc lãnh lót thi nhau reo ca và đặc biệt còn có một địa điểm được vinh danh đạt "Kỷ lục Guiness Việt Nam".
Cơm tấm Long Xuyên
Cơm tấm Long Xuyên là món ăn rất quen thuộc của mọi người, nhưng tại nơi đây du khách lại thấy khá ngạc nhiên vì món thịt nướng được nêm vừa miệng, cùng với đó là cách trình bày thức ăn đẹp mắt và sắc sảo trên dĩa cơm. Một dĩa cơm tấm sẽ bao gồm có thịt sườn, bì, hột vịt kho, dưa chua, dưa leo cùng với rau xà lách và một chén canh ngọt.
Bánh canh Vĩnh Trung
Vị ngon đặc biệt của món
bánh canh Vĩnh Trung được người ta ví von truyền tai nhau độ nổi tiếng của nó “món chưa ăn chưa tới An Giang”. Bánh canh có nguồn gốc chế biến từ một người phụ nữ Khmer tên Neang Oanh từ hàng chục năm trước. Món ăn từ lúc đầu có nguyên liệu làm từ cá lóc đồng, nhưng về sau người tại vùng đã học cách làm lại và biến tấu nó thành món ăn đặc trưng của Vĩnh Trung.
Bánh xèo Núi Cấm
Vẻ đặc trưng huyền bí tâm linh của Núi Cấm An Giang, du khách tham quan đặt chân đến đây sẽ chứng kiến được vẻ đẹp hùng vĩ, phong cảnh hữu tình và đặc biệt là món
bánh xèo trứ danh nổi tiếng tại đây. Ăn một miếng bánh xèo khiến cho du khách không thể nào quên được hình ảnh của chiếc bánh được làm bằng bột gạo lúa Sóc, màu nghệ vàng tươi, thức chấm với vị chua đậm đà của trái trúc, mùi thơm nồng nàn, hăng hắc của rau rừng làm cho con người ta nhớ về miền sơn cước núi rừng của vùng Thất Sơn Tâm Linh.
Đường thốt nốt nói
chung và những món ăn đặc sản An Giang khác nói riêng không chỉ đơn thuần làm
cho nền ẩm thực tại đây đa dạng trong mắt của du khách mỗi khi ghé đến, mà nó
còn là một món ăn tinh thần nghệ thuật, như một phần biểu trưng đại diện cho
văn hóa lối sống hữu tình của người dân miền núi ở nơi này. Du khách đừng bỏ lỡ cơ hội đến với miền thôn quê để có dịp thăm thú
và khám phá những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng cũng như các món ăn đặc sản Bảy Núi An Giang thơm ngon đậm chất miền Tây sông nước mà Vé giá gốc giới thiệu đến cho bạn.
Khánh Tuấn
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Ngày Vía Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng
Lịch Sử Và Ý Nghĩa Ngày Quốc Tế Phụ Nữ
Tết Nguyên Tiêu Là Gì ? Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Tiêu
Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Các Ngày Lễ Valentine Khác Nhau
Đại Lý Vé Máy Bay Trực Tuyến Đang Được Ưa Chuộng
Tuyệt Chiêu Săn Vé Máy Bay Giá Rẻ Vietjet Air
Kinh Nghiệm Đặt Mua Vé Máy Bay Giá Rẻ Trực Tuyến
Giá Vé Máy Bay Vietnam Airlines Ưu Đãi Năm Mới
10 Điều Cần Biết Khi Đi Máy Bay