Tết Trung Thu hằng năm là dịp gia đình quây quần bên nhau phá cỗ trăng rằm. Những đứa trẻ có dịp cùng nhau rước đèn, nô đùa với nhau. Khắp xóm làng nhộn nhịp tiếng trống múa lân, reo vui. Chúng ta đã từng có thắc mắc ý nghĩa của
Tết Trung Thu là gì? Bài viết này sẽ giúp mọi người hiểu nhiều hơn về ngày Trung Thu.
Tết Trung Thu ngày mấy?
Theo văn hoá dân gian,
Tết Trung Thu được tính theo ngày âm lịch. Ngày rằm tháng 8 âm lịch mọi người sẽ cùng cùng ăn tết Trung Thu. Tức là ngày 15 tháng 8 âm lịch là Trung Thu.
Trong ngày lễ này, các gia đình, xóm làng,...sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động vui chơi cho trẻ nhỏ. Cùng với đó, mâm cỗ đầy đủ bánh kẹo, chè trôi nước,...được chuẩn bị tươm tất.
Ngày 15 tháng 8 âm lịch là ngày lễ nhưng ở Việt Nam không xếp vào lịch nghỉ lễ. Mọi người sẽ tranh thủ tự sắp xếp thời gian cá nhân để có thể về với gia đình trong ngày này.
Ý nghĩa tết trung thu
Văn hoá Việt Nam có rất nhiều ngày lễ đặc biệt với ý nghĩ riêng. Ngày 15 tháng 8 âm lịch còn được mọi người gọi là Tết Đoàn Viên. Bởi ngày trăng tròn vào tháng 8 từ rất lâu được lấy làm ngày đoàn viên của mọi gia đình. Hình ảnh trăng tròn rồi trăng khuyết giống như sự hợp rồi tan rồi hợp trong cuộc sống.
Ngày này, người dân cùng nhau tụ họp hàn huyên chuyện trò với nhau về cuộc sống. Những đứa trẻ phá cỗ, rước đèn và xem múa lân nhộn nhịp khắp xóm. Tất cả cùng nhau tận hưởng niềm vui của sự đoàn viên.
Hoạt động đặc biệt trong ngày tết trung thu
Tết Trung Thu không chỉ có ở Việt Nam mà còn có ở một số các quốc gia khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Mỗi quốc gia gọi tên ngày rằm tháng 8 Tết Trung thu còn có những tên khác nhau.
Tết Đoàn Viên Việt Nam
Múa lân là hoạt động thu hút và đi sâu vào văn hoá nhất. Múa lân ngày tết trung thu được chuẩn bị từ rất sớm. Từ những ngày đầu tháng, các đội lân đã tập luyện ngày đêm để mang đến phần biểu diễn tuyệt vời nhất. Vào đúng ngày rằm tháng 8 âm lịch, trẻ nhỏ trên tay cầm đèn lồng rước đèn cùng nhau. Đội lân đến từng nhà từng múa biển diễn mang may mắn đến cho mọi người.