Lễ hội ở Tây Nguyên mang đậm bản sắc dân tộc được lưu truyền nhiều đời. Du lịch khám phá các tỉnh Tây Nguyên bạn nhất định phải trải nghiệm để lắng nghe được hơi thở núi rừng. Cùng chúng tôi khám phá các lễ hội nổi bật qua bài viết sau.
Lễ hội Cồng Chiêng hơi thở núi rừng Tây Nguyên
Một điều đặc biệt của lễ hội Cồng Chiêng Tây Nguyên chính là không cố định thời gian tổ chức. Mọi người muốn tham gia đúng dịp có thể tìm hiểu lịch lễ hội mỗi tỉnh để có trải nghiệm tốt nhất. Địa điểm tổ chức lễ hội Cồng Chiêng được luân phiên ở 5 tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Gia Lai và Kon Tum.
Du khách tham gia lễ hội được hoà mình hoà vào không khí náo nhiệt, tưng bừng và cả những âm thanh trầm lắng của giai điệu Cồng Chiêng. Những bản nhạc vang lên cùng nhạc cụ dân tộc hoà với tiếng hát và vũ điệu đậm chất núi rừng.
Lễ hội Cà Phê ở Buôn Mê Thuột
Lắng nghe hơi thở núi rừng cùng hương vị cà phê Tây Nguyên hãy đến lễ hội Cà Phê Buôn Mê Thuột. Một lễ hội được tổ chức 2 năm 1 lần ở Buôn Mê Thuột với mục tiêu mang thương hiệu cà phê Ban mê đến gần hơn với người Việt Nam và nước ngoài.
Lễ hội cà phê bắt đầu vào ngày 9/3 - 16/3, trong đó ngày 9 và ngày 10 là ngày để mọi người chuẩn bị. Đúng 8h sáng ngày 11/3 lễ hội được bắt đầu. Lễ hội ở Tây Nguyên không chỉ nói về văn hoá mà còn mang đậm tính chất kinh tế - văn hoá - chính trị to lớn. Du khách tham gia được tận hưởng một không gian đậm chất tây nguyên, thưởng thức hương vị cà phê đậm đà.
Ăn cơm mới - Lễ hội ở Tây Nguyên
Nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào Tây Nguyên được thể hiện qua một lễ hội truyền thống “Ăn cơm mới”. Mỗi làng sẽ có những ngày lễ ăn cơm mới khác nhau. Nhưng hiện nay được tổ chức chung một ngày lễ khá lớn, du khách có thể tham gia vui chơi cùng.
Lễ hội Ăn cơm mới được tổ chức để ăn mừng vụ mùa, ăn mừng lúa thóc mới thu hoạch. Đồng thời, người dân cũng cúng thần, cúng hồn lúa, cúng tổ tiên,...để cầu vụ mùa mới và cầu bình an.
Lễ tạ ơn cha mẹ
Lễ hội ở Tây Nguyên rất đa dạng vì nơi đây rất nhiều người anh em đồng bào Việt Nam sinh sống. Mỗi dân tộc sẽ có văn hoá, bản sắc riêng rất đặc biệt và rất thú vị. Lễ tạ ơn cha mẹ được xuất phát từ người J’rai và Ba Na. Người con sẽ làm lễ tạ ơn với cha mẹ khi trưởng thành, làm ăn khấm khá và muốn báo hiếu cho cha mẹ ruột của mình.
Người con sẽ tự nguyện thông báo với dòng họ, làng về dự định tổ chức và mời mọi người tham gia lễ tạ ơn. Phong tục là được duy trì và phát triển mang đến cho mọi người một nếp văn hoá biết ơn tốt đẹp.