Đền Hùng là khu di tích lịch sử được người dân Phú Thọ xây dựng và lưu giữ cho đến tận ngày hôm nay. Mảnh đất địa linh này được xem là nơi để mọi người thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam nói chung và người dân của tỉnh Phú Thọ nói riêng.
Vào đúng dịp lễ hằng năm ngày giỗ tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3, hàng nghìn con người cùng đổ về một nơi, hàng triệu trái tim cùng nhìn về một hướng. Những người con của đất Việt, những đứa con của đất Việt cùng nhau hội tụ về đền Hùng để dâng hương.
Đền Hùng ở đâu ?
Đền Hùng là cái tên đã quá quen thuộc với tất cả mọi người, và hầu như ở một số tỉnh Việt Nam đều được mọi người xây dựng khu tham quan nhỏ có, lớn cũng có. Nhưng để nói về một đền Hùng có lịch sử cũng như là nguồn gốc của lịch sử Việt Nam chúng ta thì chỉ có thể là ở tỉnh Phú Thọ.
Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ được xem là nơi thờ cúng của các vị vua Hùng từ trước cho đến nay. Đền Hùng của tỉnh Phú Thọ được tọa lạc tại trung tâm thành phố Việt Trì Phú Thọ và cách thủ đô Hà Nội khoảng 90km.
Thời điểm thích hợp du lịch Đền Hùng
Tất nhiên là bạn có thể đến thăm
đền Hùng vào bất kỳ thời gian nào, nhưng nếu bạn muốn được cảm nhận trọn vẹn cái không khí nôn nao tấp nập. Những người con đất Việt cùng hướng về nơi – đó chính là đền Hùng.
Do vậy mà Vé giá gốc nên khuyến khích bạn đến tham quan đền Hùng vào tầm đầu tháng 2 đến tháng 5, tức là đầu mùa Tết để cảm nhận cái không khí lễ hội xôn xao, thời tiết mát mẻ, và đặc biệt là sự kiện lễ hội lớn hằng năm được người dân Phú Thọ tổ chức để tưởng nhớ đến các vị vua Hùng.
Giá vé tham quan đền Hùng có mất tiền hay không ?
Có nhiều người vẫn luôn thắc mắc tại sao khi đến thăm đền Hùng tại Phú Thọ lại mất vé vào cổng. Chẳng mảy may khi đền Hùng nằm trong khu quần thể du lịch của tỉnh Phú Thọ, việc nhằm bảo quản các di tích lịch sử cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của người dân.
Do vậy mà giá vé tham quan đền Hùng cũng không quá mắc: Vé vào bảo tàng 15.000/người, vé đi xe điện 50.000/người, vé lên các ngôi đền 10.000/người.
Các địa điểm tham quan hấp dẫn tại đền Hùng
Đền Hạ - điểm tham quan Đền Hùng bắt đầu giai thoại lịch sử Việt Nam
Đền Hạ được gắn liền với sự tích truyền thuyết mẹ Âu Cơ bọc trăm trứng, đây chính là giai thoại truyền thuyết bắt đầu được lưu truyền trong lịch sử Việt Nam chúng ta.
Đền Hạ được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XVII và cho đến đầu thế kỷ XVIII, với kiến trúc được làm thủ công, đơn sơ giản dị, và không có quá nhiều hoa văn hay họa tiết điêu khắc như các chùa chiền miền Nam.
Nhà Bia – kiến trúc chùa Đền Hạ đặc biệt
Nhà Bia với kiến trúc được chạm trổ khắc họa bằng hình lục giác gồm 6 mái. Phần bên trong nhà Bia được tu sửa và ghi chép lại hành trình về việc tu sửa đường lên núi Hùng.
Đặc biệt bên cạnh đó còn có 1 tấm bia cực kỳ quan trọn đã được ghi lại theo lời dặn dò của Bác Hồ khi đến thăm đền Hùng vào ngày 19/09/1945: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
Đền Thượng – Vương Thiên Liên Điện đền Hùng
Đền Thượng nằm trên đỉnh của đền Hùng, bởi cái tên gọi là Vương Thiên Liên Điện (hay còn gọi là giếng trời), hoặc được gọi là Cửu Trùng Thiên Tiên Điện (Điện giữa chín tầng mây).
Nhiều tên gọi hoa mỹ khác nhau được đặt cho đền Thượng bởi kiến trúc ngôi đền được điêu khắc thủ công tối ưu đơn giản, không câu nệ tiểu tiết nhưng lại toát lên một vẻ đẹp tiềm ẩn khó nói. Ngoài đền Thượng còn có thêm đền Giếng, đền Tổ mẫu u Cơ.
Ăn gì khi du lịch đền Hùng
Đặc sản Phú Thọ đã khiến không ích thực khách phải trầm trồ không chỉ là sự tỉ mỉ chỉnh chu bỏ nhiều công sức để tạo ra một chiếc bánh đẹp mắt. Mà còn nằm ở hương vị ngon đậm đà khiến du khách không thể nào ngừng đũa nếu đã nếm thử 1 lần. Vậy hãy cùng Vé giá gốc xem thử đặc sản Phú Thọ có những món gì mà lại khiến cho người ta xiêu lòng đến vậy ?
▸Bánh tai Phú Thọ
Đây là một loại bánh đã có từ rất xa xưa của làng Phú Thọ. Được làm từ nguyên liệu là bánh gạo tẻ, ở bên trong có nhân thịt lợn, được tạo hình khéo léo qua bàn tay đầy nghệ thuật của người nghệ nhân.
▸Thịt chua Thanh Sơn
Thịt chua Thanh Sơn nổi tiếng với hương vị bùi bùi của thịt, độ sần sật của bì nướng hòa quyện cùng với vị chua chua của chất thính đã lên men. Một món ăn mà khi đem lên bàn tiệc dành cho các đấng mày râu thì chắc chắn sẽ rất là nhanh hết bia đấy.
▸Cọ ỏm
Cọ ổm gần giống với hột mít của người miền Nam hay luộc lên ăn, nhưng có điều tại
Đền Hùng Phú Thọ thì cây cọ tầm tháng 9 mới bắt đầu vào mùa, và tầm 2 đến 3 tháng sau mới có quả.
Không phải chỉ đợi cọ có quả là xong, mà còn phải đợi tầm quả cọ bắt đầu chuyển sang màu đỏ ỏm lên. Cọ có vị bùi bùi chát chát, béo ngậy. Thỉnh thoảng người dân lại dùng cọ ỏm đem kho cùng với cá mang đến hương vị cực kỳ mới lạ cho vị giác của du khách.
Trên đây chỉ là tổng hợp một số ít kinh địa điểm du lịch
đền Hùng Phú Thọ cùng lịch trình chi tiết để bạn tham khảo. Đừng quên chuẩn bị cho mình một sức khỏe tốt và tinh thần vui vẻ để chuyến đi thực sự trọn vẹn và ý nghĩa hơn nha. Vé giá gốc chúc bạn có những chuyến du lịch đáng nhớ!
Khánh Tuấn
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Hồ Tây Mặt Hồ Đại Diện Cho Thủ Đô Xinh Đẹp Hà Nội
Tham Quan Chùa Thiên Mụ Biểu Tượng Tâm Linh Của Cố Đô Huế
Check In Đèo Hải Vân Vẻ Đẹp Cung Đường Tử Thần
Vẻ Đẹp Tràng An Vịnh Hạ Long Trên Cạn
Khám Phá Tam Đảo Đà Lạt Đất Bắc
Lịch Sử Và Các Hoạt Động Ngày Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương