Chùa Thiên Mụ là địa danh được nhắc đến nhiều nhất trong hành trình khám phá xứ Huế mộng mơ. Với bề dày lịch sử và tuổi thọ lâu đời cũng như sự đây là địa điểm tâm linh bậc nhất của kinh thành Huế từ xa xưa cho đến bây giờ. Thì chắc chắn bạn không thể nào bỏ qua điểm du lịch Chùa Thiên Mụ nếu muốn tìm hiểu về tâm linh xứ Huế.
Chùa Thiên Mụ Huế được xem là linh hồn của mảnh đất xứ cố đô. Không nói quá khi nói chùa Thiên Mụ là “linh hồn” cũng như là biểu tượng tâm linh của mảnh đất cố đô từ bao đời nay. Cùng Vé giá gốc tìm hiểu về chùa Thiên Mụ, nơi có những con người mang trong mình dòng máu của sử ca thơ mộng, nơi có những cảnh vật thiên nhiên đất trời đầy hùng vĩ.
Chùa Thiên Mụ ở đâu ?
Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ. Ngôi chùa tọa lạc tại ngọn đồi Hạ Khuê, thuộc địa phận làng An Ninh Thương, thuộc phường Kim Long và nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng chừng 5km. Với phong cảnh hữu tình nên thơ, chùa Thiên Mụ với điểm dừng chân không thể bỏ qua nếu đã một lần đặt chân đến vùng đất Huế.
Lịch sử chùa Thiên Mụ
Theo sử sách được ghi lại, chùa Thiên Mụ được chúa Nguyễn Hòa ở Đàng trong đã có công xây dựng lên. Cho đến năm 1601, để chuẩn bị cho quá trình mở rộng biên cương và địa giới của mình, chúa Nguyễn Hoàng đã vó ngựa hau ngày hai đêm trên bờ sông Hương. Lúc này ông vô tình nhìn thấy cảnh tượng hình ảnh một ngọn đồi nhỏ nhô lên bên dòng sông xanh biếc, với tư thế hình ảnh là một con rồng quay đầu nhìn lại.
Trùng hợp thay lúc bấy giờ tại đây người dân trong làng có truyền tay về hình ảnh một bà lão mặc đồ đỏ với khuôn mặt phúc hậu. Và cứ mỗi đêm thì bà lại lên đồi Hạ Khuê nói với mỗi người rằng tại đây sẽ có một vị chân chúa xuất hiện lập chùa để trấn giữ long mạch cho đất nước. Thấu hiểu thay ý tưởng của mình lại có sự tương thông với câu chuyện kỳ lạ đó. Chúa Nguyễn Đàng Trong đã cho linh xây dựng ngôi chùa trên đồi, và lấy tên là “Thiên Mụ Tự” tức là “ Bà Mụ nhà trời”. Theo dấu thời gian thì chùa Thiên Mụ đã được tu bổ và sữa chữa nhiều lần, nhưng vẫn còn giữ được nét đẹp cổ xưa.
Tham quan kiến trúc chùa Thiên Mụ
Cổng Tam Quan
Cổng Tam Quan
chùa Thiên Mụ với cấu trúc gồm 2 tầng – 8 mái và có 3 lối đi. Ở mỗi lối qua cổng đều được làm bằng ván gỗ, hai bên đặt những bức tượng hộ pháp chấn giữ. Đến cổng Tam Quan bạn sẽ được chiêm ngưỡng 12 tác phẩm điêu khắc được tạc một cách nghệ thuật đầy tỉ mỉ.
Tháp Phước Duyên – Ngọn nến phật giáo xứ Huế
Tháp Phước Duyên với một biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ,, được xây dựng vào khoảng những năm 1844, với chiều cao khoảng 21m, gồm 7 tầng, mỗi tầng sẽ thờ một đức Phật khác nhau. Nơi đây đã từng thờ tượng Phật bằng vàng, nhưng về sau do tính chất bảo mật nên tượng được đem đi bảo quản.
Điện Đại Hùng – nơi lưu giữ hiện vật đầy cao quý
Sải bước tiếp vào bên trong chính là Điện Đại Hùng – chánh điện của chùa Thiên Mụ. Bên trong điện có thờ Phật Di Lặc, phía bên trên thì có treo bức hoành phi khắc 4 chữ “Linh Thứu Cao Phong”. Ở đây được bày chiếc chuông bằng đồng khổng lồ cao 2.5m, với trọng lượng nặng lên đến 2 tấn. Bên cạnh đó chánh điện còn có hoạt động cầu phước, nhập thiền, tụng kinh, cầu phước lành cho các phật tử.
Còn có một cổ vật đặc biệt hiện đang được lưu lại bên khuôn nhà nhỏ của chánh điện, đó là chiếc xe cổ chở nhà sư Thích Quảng Đức – chiếc xe cũ kỹ gắn liền với sự kiện Sài Gòn 11 tháng 6 năm 1963, nhà sư đã tự thiêu mình để phản đối chính sách đàn áp Tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Khu mộ tháp cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu
Phía cuối khuôn viên chùa là khu một tháp của cố Hòa Thượng Thích Đôn Hậu. Người đã dành cả cuộc đời để cống hiến cho những hoạt động ích đạo bạn phước lành cho người và cho đời. Khu mộ được xây dựng cao 7 tầng nhưng khá nhỏ.
Những điều cần biết khi tham quan chùa Thiên Mụ
Bạn hãy bỏ túi một vài kinh nghiệm sau đây vào cẩm nang du lịch Huế của mình để có hành trình tham quan chùa Thiên Mụ hoàn hảo nhất nhé:
- Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan chùa Thiên Mụ là khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 2. Thời tiết ở Huế lúc này mát mẻ và vô cùng dễ chịu, thích hợp để du khách tham quan và vãn cảnh chùa.
- Khi đến tham quan chốn linh thiêng như đền chùa, bạn nên chú ý mặc trang phục lịch sự, kín đáo.
- Không nói to, gây ồn ào hay nói tục chửi bậy trong khuôn viên chùa để không làm ảnh hưởng đến không gian thanh tịnh, thiêng liêng của chùa.
Trên đây là những thông tin đầy đủ và chi tiết nhất về kinh nghiệm đi tham quan chùa Thiên Mụ được
Vé giá gốc chia sẻ đến cho bạn.
Chắc hẳn bạn cũng đang rất tò mò về
chùa Thiên Mụ, vậy thì hãy chốt đặt vé máy bay ngày hôm nay để có cơ hội đến thăm biểu tượng tâm linh của cố đô Huế.
Khánh Tuấn
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Check In Đèo Hải Vân Vẻ Đẹp Cung Đường Tử Thần
Tôi Lần Đầu Đến Bà Nà Hill Đà Nẵng
Vẻ Đẹp Tràng An Vịnh Hạ Long Trên Cạn
Khám Phá Tam Đảo Đà Lạt Đất Bắc
Cùng Khám Phá Vẻ Đẹp Non Nước Của Hòn Sơn
Chùa Một Cột Hà Nội Ấn Dấu Lịch Sử Việt Nam
Vẻ Đẹp Tiềm Ẩn Không Thể Rời Mắt Của Đảo Ngọc Cát Bà