“Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”. Câu ca dao đậm đà tình nghĩa đã đi sâu vào lòng mỗi người dân Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác, cứ vào mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm thì ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương lại trở nên rộn ràng hơn bao giờ hết.
Nơi tổ chức lễ giỗ Tổ Hùng Vương là Đền Hùng – nơi khởi đầu của cội nguồn dân tộc, của đất nước Việt Nam và luôn là biểu tượng tôn kính, linh nghiêm gắn bó với dân tộc Việt Nam ta suốt bao đời nay.
Nguồn gốc Giỗ Tổ Hùng Vương
Từ thời xa xưa ngày giỗ Tổ Hùng Vương đã xuất hiện trong tâm thức của người Việt, bản Ngọc Phả viết thời Trần năm 1470 đời vua Lê Thánh Tông và đời vua Lê Kính Tông năm 1601 sao chép và đóng dấu kiềm để tại đền Hùng, tóm tắt trong bản Ngọc Phả có nói rằng: “Từ nhà Triệu, nhà Đinh, nhà Lê, Nhà Trần đến triều đại ta bây giờ là Hồng Đức Hậu Lê vẫn cùng hương khói trong ngôi đền ở làng Trung Nghĩa. Những ruộng đất sưu thuế được để lại sẽ xung vào việc cúng tế,…”.
Như vậy, có thể hiểu rằng từ thời Hậu Lê trở về trước từ các triều đại đều quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa cúng bái làm
lễ Giỗ Tổ Hùng Vương mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm. Bù lại thì họ sẽ được miễn nộp thuế 500 mẫu ruộng, miễn đóng sưu, miễn đi phu, đi lính.
Cho đến nhà Nguyễn vào năm Khải Định thứ 2 (1917), tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc đã trình bộ Lễ định vào ngày mùng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm để làm ngày Quốc Tế Ngọc Hoàn. Tuần phủ tỉnh Phú Thọ, lập năm Bảo Đại thứ 15 (1940) cũng đang đặt ở Đền Thượng trên núi Hùng, xác nhận rằng: “Trước đây, ngày Quốc Tế lấy vào mùa thu làm định kỳ. Cho đến năm Khải Định thứ hai (Dương Lịch là năm 1917), Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn xin bộ Lễ ấn định ngày mồng Mười tháng Ba hằng năm làm ngày Quốc Tế, tức trước
ngày giỗ Tổ Hùng Vương đời thứ 18 một ngày. Còn ngày giỗ (11 tháng Ba) do dân sở tại làm lễ. Và kể từ đó
ngày Giỗ Tổ Hùng Vương ngày 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm được chính thức hóa bằng luật pháp.
Sau cách mạng Tháng Tám (1945) Đảng, nhà nước ta rất quan tâm tới Đền Hùng. Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí lãnh đạo trong Đảng và Nhà nước đều tới đây thăm viếng để làm tấm gương nêu cao đức tính “ Uống nước nhớ nguồn”. Sau ngày cách mạng thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh của Chủ tịch nước số 22/SL – CTN ngày 18 tháng 2 năm 1946 cho công chức ngày nghỉ tháng 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm để tham gia tổ chức các hoạt động
Giỗ Tổ Hùng Vương – hướng về cội nguồn dân tộc. Tại đây có Người đã có câu nói bất hủ “Các Vua Hùng đã có công dựng nước – Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. Kể từ đó mà ngày
lễ Giỗ Tổ Hùng Vương trọng đại đều được tổ chức hằng năm.
Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức ở đâu ?
Giổ Tổ Hùng Vương được tổ chức phổ biến tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ,… Tuy nhiên thì nơi tổ chức chính long trọng và trang nghiêm nhất thì đó chính là ở đền Hùng Phú Thọ, đây là nơi thu hút số lượng lớn khách du lịch hằng năm kéo đến vào dịp lễ lớn này.
Có rất nhiều người thắc mắc là tại sao ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức tại Phú Thọ lại thu hút đông đảo khách du lịch đến như vậy ? Điều này liên quan đến tích xưa về truyền thuyết Âu Cơ, Lạc Long Quân. Theo đó, bên cạnh đó là con gái của nhà Vua Đế Lai ở động Lăng Xương, nay thuộc huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Nàng lấy Lạc Long Quân và sinh ra 100 trứng, nở ra 100 con. 50 người theo mẹ lên núi, 50 người theo cha xuống biển. Người con cả theo mẹ Âu Cơ được tôn làm Vua lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước Văn Lang và đóng đô Phong Châu.
Cho đến hiện nay thì vẫn chưa xác định rõ địa điểm của Phong Châu hiện nay, nhưng nhiều ý kiến cho rằng nó nằm ở khu Việt Trì đến Đền Hùng ở Phú Thọ. Do vậy mà Phú Thọ được chọn là nơi khởi thủy, quê hương của giống nòi và nền móng của Tổ Quốc.
Các hoạt động trong ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
Lễ Giổ Tổ Hùng Vương 2022 sẽ dự kiến thu hút lượng lớn khách du lịch bởi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát chặt chẽ và mọi người đều đã “sống chung với dịch” nên việc đi lại dần được nới lỏng hơn.
Phần lễ chia làm 3 phần: Lễ Giỗ Tổ Đức Lạc Long Quân, lễ Mẫu Âu Cơ và lễ Giỗ Tổ Hùng Vương. Bên cạnh đó các hoạt động văn hóa sôi nổi được diễn ra như: lễ gói bánh chưng, giã bánh giầy hay một số hoạt động trải nghiệm phục vụ nhân dân như: Tổ chức biểu diễn múa rối nước, các chương trình nghệ thuật sẽ còn được diễn ra cho đến ngày 9/3 Âm lịch, bơi chải trên hồ Văn Lang, tổ chức hát xoan trong các làng xoan cổ, tổ chức giải bóng chuyền các đội mạnh toàn quốc tranh cúp Hùng Vương,…
Ngoài ra, sau khi cúng lễ xong, nhiều người chọn tới một vài điểm du lịch khác nhau như: Vườn Quốc Gia Xuân Sơn Phú Thọ, hay khám phá thời tiết tại các địa điểm du lịch mùa đông đẹp mê lòng người tại Phú Thọ.
Nếu các bạn đã biết
Giỗ Tổ Hùng Vương ở đâu thì cũng đừng quên đi cúng lễ vào dịp này để tỏ lòng thành biết ơn đến nguồn cội, những tổ tiên đã công xây dựng đất nước Việt Nam. Bởi lẽ việc cúng lễ sẽ góp một phần không nhỏ trong tín ngưỡng văn hóa tâm linh của người Việt, đồng thời truyền đạt được cho con cháu đời sau về đức tính “Uống nước nhớ nguồn”.
Đặt vé máy bay tại trang
Vegiagoc.com đi đến Phú Thọ thân yêu để hòa vào dòng người và văn hóa của ngày lễ hội lớn của Việt Nam chúng ta -
Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
Khánh Tuấn
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Năm nhuận có bao nhiêu ngày ?
Ngày Vía Thần Tài Mùng 10 Tháng Giêng
Lịch Sử Và Ý Nghĩa Ngày Quốc Tế Phụ Nữ
Tết Nguyên Tiêu Là Gì ? Ý Nghĩa Của Tết Nguyên Tiêu
Tìm Hiểu Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Các Ngày Lễ Valentine Khác Nhau
Tuyệt Chiêu Săn Vé Máy Bay Giá Rẻ Vietjet Air
Kinh Nghiệm Đặt Mua Vé Máy Bay Giá Rẻ Trực Tuyến
Giá Vé Máy Bay Vietnam Airlines Ưu Đãi Năm Mới
10 Điều Cần Biết Khi Đi Máy Bay
Vé Máy Bay Khuyến Mãi
Vé Máy Bay Đi Côn Đảo Bamboo Airways
Vé Máy Bay 0 Đồng
Săn Vé Máy Bay Giá Rẻ
Vé Máy Bay Tết 2022 Nhâm Dần Đã Mở Bán Giá Khuyến Mãi Tại Vé Giá Gốc