Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng của chiếc nón lá Huế

Từ thuở xưa chiếc nón lá đã trở thành một công cụ không thể thiếu đã gắn bó với đời sống của người dân Việt Nam. Phiêu lãng đến làng nón lá Huế để du khách có thể cảm nhận rõ nét đẹp của từng chiếc nón lá dịu dàng cũng giống như người con gái Huế nơi đây.


Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng của chiếc nón lá Huế

Nổi tiếng với bài hát “Chiếc nón bài thơ”, nghệ sĩ Trọng Tấn đã lột tả hết cái vẻ đẹp của người con gái Huế, của văn hóa đời sống của người dân xứ Nghệ và đặc biệt là hình ảnh chiếc nón lá được khắc họa sống động rõ nét khiến cho ao nấy phải nhớ về một vùng đất cố đô mộng mơ.

Nguồn gốc nón lá

Bạn có thể bắt gặp hình ảnh những chiếc nón lá dù ở đâu trên mọi miền quê của các tỉnh Việt Nam nói chung và xứ Huế nói riêng. Bắt đầu xuất hiện vào thế kỉ XIII từ thời nhà Trần, do chịu khí hậu khắc nghiệt của mùa nắng gắt và mưa nhiều, mọi người lúc này chỉ có đầu trần phơi nắng và dầm mưa mỗi ngày mỗi tháng để làm việc, bất kể là quân phu, lính gác, hay những người nông dân. Nhưng tổ tiên ta đã biết sáng chế ra  nón lá che đầu để giảm bớt phần nào sự cực nhọc dành cho những người nông nô. Vật liệu dễ kiếm, gần gũi với người dân và không mất nhiều chi phí, nên dần dần chiếc nón trở thành sự hiện diện như một vật dụng cần thiết trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người dân.

Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng trong chiếc nón lá Huế

Nổi bật nhất đỉnh điểm của nón lá là vào khoảng những năm 2500 – 3000 năm TCN, hình ảnh chiếc nón lá được người dân khắc học trong nghệ thuật vẽ, điêu khắc, đã vô tình làm cho những chiếc nón lá trở thành một loại hình nghệ thuật đặc sắc trong hội họa, mà người thợ khéo tay làm ra những chiếc nón lá đó được người ta ví von là “nghệ nhân”. Tiêu biểu trong đó là tác phẩm nổi tiếng trống đồng Ngọc Lũ, thạp đồng Đào Thịnh,… 

Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng trong chiếc nón lá Huế

Nghệ thuật làm nón xứ Cố Đô

Thông thường nón lá hiện nay chỉ giúp người dân che mưa che nắng cho con người, nhưng lại có một vùng đất lại biến những chiếc nón lá đó trở thành một thương hiệu, họ đã biến những chiếc nón lá trở thành một thương hiệu, một loại hình nghệ thuật đặc biệt chỉ có ở xứ Huế. Tên gọi đặc biệt “chiếc nón bài thơ” - nón lá Huế có điểm đặc biệt chính bởi khi soi ánh sáng lên thì bạn có thể thấy một bài thơ, hay một hình ảnh, hoa văn được tạo nên khéo léo, có bố cục cân xứng hiện lên. Chính bởi nhờ đôi bàn tay khéo léo của những người thợ đặc biệt tại xứ Huế, họ vô tình tạo nên một loại hình nghệ thuật đặc sắc là sống động, gửi hồn vào trong những chiếc nón lá khiến nó không chỉ là một loại đồ vật, mà còn là biểu tượng nghệ thuật đặc sắc của xứ Huế.

Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng trong chiếc nón lá Huế

Ý nghĩa của chiếc nón lá

Ca ngợi người nghệ nhân

Người ta chỉ biết đến chiếc nón lá Huế đẹp đẽ, sắc sảo mà lại quên mất người làm nên chiếc nón lá cũng đã phải bỏ ra công sức rất nhiều để tạo nên một chiếc nón đầy tính nghệ thuật cho khách hàng chiêm ngưỡng. Từ công đoạn chọn lá, sau đó đến phơi lá, ủi lá rồi đến làm khuôn, chuốt vành nón. Và công đoạn cuối cùng là khâu nón, nói tóm tắt thì dễ như vậy, nhưng khi bắt tay vào mỗi công đoạn ta mới thấy công việc này cần đòi hỏi sự tỉ mỉ, tập trung rất cao, mà mỗi công đoạn đều phải tốn rất nhiều thời gian. Bởi vậy mới có câu: “Bàn tay xây lá, tay xuyên nón - Mười sáu vành, mười sáu trăng lên”.

Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng trong chiếc nón lá Huế

Giá trị của nón lá ở Việt Nam

Sự đa dạng của nón lá qua nhiều phiên bản khác nhau của các tỉnh thành, từ mỗi vùng miền khác nhau mà nón lá có những hình dáng khác. Ở miền Bắc, từ thời trung đại thì người dân sử dụng những chiếc nón quai thao làm duyên cho phái nữ, nổi bật nhất là những chiếc nón quai thao thường xuất hiện nhiều trong các ngày lễ, ngày hội làng: Cũng bởi những chiếc nón lá đã viết lên những câu chuyện tình đẹp đẽ cho đôi lứa trai gái khi đến hội làng: "Nón này che nắng che mưa -Nón này để đội cho vừa đôi ta". Kể đến là nón lá của miền Nam. Nón lá của miền Nam không dẹp lại như ở miền Bắc, nó giống như những chiếc nón lá của người Huế. Chỉ có điều chiếc nón lá ở miền Nam khi soi lên thì sẽ không có những hình ảnh khắc họa độc đáo như nón lá Huế.

Chiếc nón bài thơ nét dịu dàng trong chiếc nón lá Huế

Chỉ là một chiếc nón lá đơn sơ và mộc mạc như chính tính cách con người Việt Nam giản dị nhưng lại vô cùng có ý nghĩa. Chiếc nón lá là hình ảnh của Việt Nam, là món quà mà chính bàn tay người Việt tạo ra, chiếc nón lá là cây cầu nối tình bằng hữu giữa Việt Nam và nước bạn. Dù gì đi chăng nữa, chiếc nón lá vẫn mang trong mình màu sắc của sự bình yên, dịu dàng và tinh tế! Nếu có cơ hội bạn hãy thử đến vùng đất xứ Huế mộng mơ để một lần được tận mắt nhìn ngắm “Chiếc nón bài thơ” - chiếc nón lá Huế với nét đẹp dịu dàng mà êm ả, cũng như chính con người thân thương tại đây vậy.

Đừng quên truy cập trang vegiagoc.com để tìm kiếm những giá vé máy bay rẻ được cập nhật liên tục, để không bỏ lỡ cơ hội đến với Cố Đô Huế mộng mơ.

Khánh Tuấn
Nguồn ảnh: Internet

Săn vé máy bay giá rẻ trong tháng Thiên Sơn Suối Ngà bức tranh sơn thủy họa đồ của Thủ Đô


BẢNG GIÁ VÉ MÁY BAY RẺ TRONG THÁNG
   


Chặng bay
Hồ Chí Minh
Huế
CN T2 T3 T4 T5 T6 T7
1 
2 
3
4 
5 
6
7 
8 
9 
10 
11 
12 
13 
14 
15
16 
17 
18 
19 
20 
21 
22 
23 
24 
25 
26 
27 
28 
29 
30 
31 


* Nhấn vào ngày bất kỳ và nhấn nút "Tìm chuyến bay" để tìm giá vé mới nhất.    Tìm chuyến bay