Đền Ngọc Sơn là điểm đến thu hút khách du lịch ở Hà Nội vừa đẹp vừa ý nghĩ lịch sử. Du khách khám phá nội thành Hà Nội nhất định không thể bỏ lỡ dịp khám phá kiến trúc nổi bật ở nơi đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin và kinh nghiệm hữu ích cho chuyến đi này nhé!
Dành cho bạn thông tin Đền Ngọc Sơn
Đền Ngọc Sơn là một nơi linh thiêng trong cụm di tích Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bao biến cố lịch sử xảy ra những ngôi đền này vẫn giữa luôn là tuyệt tác kiến trúc uy nghi giữa lòng thủ đô. Đối với người dân Hà Nội, ngôi đền vừa mang nét đẹp cổ kính vừa mang ý nghĩa tâm linh rất lớn. Công trình được khởi xây vào mùa thu 1841 và đến nay đã trải qua nhiều lần trùng tu và đổi tên. Năm 2013, đền được ghi nhận di tích quốc gia đặc biệt của Việt Nam.
Công trình đền Ngọc Sơn được xây dựng trên Đảo Ngọc tọa lạc phía Đông Bắc trên mặt Hồ Hoàn Kiếm. Đền là nơi thờ thần Văn Xương Đế QUốc, Hương Đạo Đại Vương Đế Quốc, thờ Công Đồng, Tam Tòa Thánh Mẫu,...Nơi đây chính là sự giao thoa của Tam giáo đồng nguyên: Đạo giáo, Phật giáo và Nho giáo.
Du khách tham quan khu trung tâm đền cần mua vé để được vào sâu bên trong. Vé có giá 30.000 đồng cho người lớn, còn trẻ em dưới 15 tuổi được miễn phí. Đền mở cửa đón khách tham quan từ 7h00 sáng đến 18h00 tối, du khách nắm rõ thời gian để được khám phá vẻ đẹp nơi đây thoải mái nhất.
Đền Ngọc sơn và công trình kiến trúc nổi bật
Kiến trúc Đền Ngọc Sơn nổi bật phong cách kiến trúc vùng Bắc Bộ. Đền được xây dựng theo kiến trúc chữ Tam. Du khách muốn vào bên trong đền tham quan sẽ phải đi qua cầu Thê Húc rồi qua Đắc Nguyệt Lâu. Chúng ta sẽ cùng khám phá vẻ đẹp kiến trúc cổ từ bền ngoài vào.
- Cầu Thê Húc như vải lụa đỏ vắt qua làn nước trong xanh của hồ. Du khách muốn vào bên trong đền sẽ phải đi qua cầu. Đây là câu cầu được mọi người nhắc đến với biểu tượng của thần mặt trời.
Cổng đền Ngọc Sơn nằm chếch dưới bóng cây đa um tùm nhìn giống như từ mặt nước vừa nhô lên. Mọi người còn gọi đây là Đắc Nguyệt Lâu. Hình ảnh rồng, rùa thần được đắp nổi rất ấn tượng.
- Cổng thứ nhất - Nghi Môn: Bước qua cổng ở phía bên trái chính là Tháp Bút cao 8m và đường kính 12m. Trên đỉnh tháp có thiết kế dáng ngòi bút ngược như đang viết lên trời xanh.
- Cổng thứ hai - Long Môn Hổ Bảng: Mỗi bên cột trụ được xây thành 2 tầng 8 mái cong. Bên phải trên bề đề 2 chữ “Long Môn” và hình ảnh rồng cuộn khúc và đàn cá vượt sông được đắp nổi. Bên trái trên bề đề 2 chữ “Hổ Bảng” và hình ảnh hổ trắng đang tiến bước ra ngoài được đắp nổi rất chân thực.
- Cổng thứ 3 - Đài nghiên: Ở cổng có một nghiên mực hình nửa trái đào được cắt theo chiều dọc làm bằng đá. Trên thân đài có khắc một bài minh nổi tiếng của phó bảng Nguyễn Văn Siêu.
Ngoài ra, bên trong đền có rất nhiều công trình ấn tượng như Đình trấn ba, tiêu bản cụ rùa,...
Kinh nghiệm đi lễ ở Đền Ngọc Sơn
Du khách đi lễ ở đền cần ghi nhớ những điều sau:
- Không nên đặt tiền thật lên bàn thờ hay mâm lễ
- Có thể đặt rượu bia, thuốc lá lên bàn thờ thánh còn bàn thờ phật thì không
- Ăn nhẹ nói khẽ, không chỉ tay tùy tiện vào tượng thờ ở đền
- Khi thắp hương nhớ không để hương bị tắt
- Bước vào nhà chính của đền bằng cửa phụ hai bên và không dẫm lên bậu cửa
- Lễ từ đền chính sau đó theo hướng từ phải sang trái và đi sâu vào bên trong