Cố đô Hoa Lư địa danh gắn liền với dấu ấn vàng son của dân tộc Việt. Qua bao thăng trầm lịch sử cố đô vẫn uy nghi trước những đổi thay. Cố đô nay thuộc trong quần thể di tích lịch sử Tràng An nên có dịp mọi người hãy đi và khám phá nơi đây.
Cố đô Hoa Lư dấu ấn vàng son
cố đô Hoa Lư chính thức được UNESCO công nhận là di sản văn hóa kép đầu tiên Đông Nam Á vào năm 2014. Cố đô rộng hơn 300ha với các công trình kiến trúc giá trị cao. Mỗi công trình đều có sự gắn liền giữa văn hóa và cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ của Ninh Bình.
Du khách bước đến cố đô được ngắm nhìn cảnh sắc có sự trầm mặt, hoài cổ và đâu đó phảng phất dự vị của thời gian. Những thành lũy bờ tường vẫn uy nghi, oai linh, tráng lệ ngày trước.
Thông tin cụ thể hơn cố đô thuộc xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Đồng thời, Cố đô chính là một trong bốn vùng lõi của Quần thể danh thắng cảnh Tràng An. Du khách có thể đến thăm quan, khám phá và tìm hiểu về vẻ đẹp thiên nhiên và văn hóa bằng phương tiện tàu hỏa, xe máy hay máy bay đều thuận.
Các công trình kiến trúc ấn tượng ở Cố đô Hoa Lư
Du khách đến thăm quan cố đô hãy tìm hiểu và chiêm ngưỡng nhiều hơn các công trình tiêu biểu. Mỗi công trình đều gắn liền với lịch sử oai hùng của dân tộc.
Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng được xây dựng từ thế kỷ thứ 17 với quần thể rộng lớn. Du khách có thể chiêm ngưỡng toàn bộ công trình uy nghi với ngọ môn quan, hồ sen, núi giả, nghi môn ngoại, nghi mô nội và ba tòa bái đường,...Đến nay trong đền vẫn còn những cổ vật quý báu là cặp bảo vật long sàng đá, đôi voi chầu được làm hoàn toàn từ đá xanh nguyên khối.
Đền vua Lê ở cố đô Hoa Lư liền kề và có quy mô nhỏ hơn đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Khu vực chính cung là nơi thờ vua Lê Đại Hành, bên phải là thờ hoàng hậu Dương Vân Nga. Còn ở bên trái đền thờ Lê Ngoại Triều và con trai của vua Lê. Phía trước khu đền chính là quảng trường trung tâm của Cố đô Hoa Lư. Nhìn về phía sau chính là hào nước chạy quanh chân núi Đìa bảo vệ cố đô ngày đó. Công trình kiến trúc ở đền được chạm trổ và điêu khắc công phu. Những hiện vật còn được lưu trữ đang được đặt ở phía trái đền.
Đền thờ Công chúa Phất Kim nằm cạnh chùa Nhất Trụ và đền thờ vua Lê Đại Hành. Ngôi đền được xây dựng công phu trên từng họa tiết điêu khắc, chạm trổ. Đền thờ được người xây dựng để ghi nhớ người con gái của vua Đinh Tiên Hoàng hiền lành, đã chịu nhiều sóng gió cuộc đời.
Nên đi thăm Cố đô Hoa Lư vào thời điểm nào?
Cố đô Hoa Lư lưu giữ nét đẹp văn hóa dân tộc và cũng là nơi có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Du khách có dự định tham quan cố đô hãy chọn một trong những thời điểm này để có được chuyến đi tuyệt nhất.
Đầu xuân sau tết âm lịch: du khách sẽ có cơ hội được tham gia các lễ hội. Thời tiết lúc này ở Ninh Bình cũng rất tuyệt vời
Khoảng thời gian thứ 2 cho du khách chọn đó là từ tháng 3 đến tháng 5. Đây là khoảng Ninh Bình vào mùa khô, thời tiết đẹp và cũng có một số lễ hội được tổ chức. Lễ hội Cờ Lâu được diễn ra vào khoảng từ ngày 8 đến ngày 10 của tháng 3 âm lịch.
Kinh nghiệm du khách nên chọn đi thăm
cố đô Hoa Lư từ tháng 11 đến khoảng tháng 5 năm sau. Mùa này thời tiết đẹp và không có mưa nên mọi người có thể kết hợp tham quan các hang động. Hy vọng với những chia sẻ này du khách sẽ có chuyến du lịch tuyệt vời.
Nguyễn Ích
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Địa Đạo Củ Chi Có Gì Căn Hầm Lưu Dấu Sử Việt
Phố Cổ Hà Nội Nơi Lưu Dấu Những Vết Tích Vàng Son
Khám Phá Kiến Trúc Chăm Pa Tuyệt Đẹp Tại Thánh Địa Mỹ Sơn
Tìm Hiểu Về Làng Gốm Bát Tràng Nổi Danh Đất Việt