Chiêm bái chùa Vĩnh Nghiêm, chốn linh thiêng yên bình giữa lòng Sài Gòn. Cùng Vé giá gốc tìm hiểu rõ hơn về những nét đặc sắc tài chùa Vĩnh Nghiêm cũng như văn hóa sống và các lễ hội mang tính giá trị biểu tượng cao của giáo lý lễ Phật.
Ngày nay, chùa Vĩnh Nghiêm đang càng trở nên nổi tiếng hơn vào mỗi dịp lễ phật Đản, với khuôn viên rộng lớn cùng nét kiến trúc điêu khắc độc đáo, ngôi chùa đã thu hút một lượng lớn hành khách đến tham quan bái cúng hằng năm.
Chùa Vĩnh Nghiêm ở đâu ?
Chùa Vĩnh Nghiêm được tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, của phường 7 quận 3, nằm cách chợ Bến Thành khoảng 3.5km, du khách có thể đến đây bái cúng dâng hương vào các ngày trong tuần.
Chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng vào những năm 1964 và được hoàn thành vào năm 1971.
Với diện tích lên đến 6000m vuông với lối kiến trúc mái ngói cong vút đặc trưng của người xưa, xen lẫn với đó là những đường nét điêu khắc được chạm khắc tỉ mỉ thủ công mang đầy tính nghệ thuật.
Cách di chuyển đến chùa Vĩnh Nghiêm Hồ Chí Minh
Tùy vào địa điểm xuất phát mà bạn có thể lựa chọn phương tiện phù hợp cho mình, ví dụ như: máy bay, xe khách, xe máy,..
Nếu bạn đi từ miền Bắc Hà Nội vào trong Nam, thì phương tiện đáp ứng nhu cầu thiết yếu cũng như tiết kiệm được nhiều thời gian cho bạn, thì đó chính là đi máy bay.
Hoặc nếu bạn nằm trong các tỉnh miền Nam thì việc xa hay gần tùy theo sở thích mà bạn có thể lựa chọn xe khách hoặc xe máy để có thể chủ động lịch trình du lịch của mình tại Sài Gòn.
Tìm hiểu kiến trúc về chùa Vĩnh Nghiêm Sài Gòn
Lịch sử chùa Vĩnh Nghiêm
Sau khi 2 vị nhà sư Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiếm đi truyền bá Phật Giáo từ trong Bắc ra Nam, 2 vị nhà sư Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiếm đã cho xây dựng lên ngôi chùa Vĩnh Nghiêm. Chùa được lấy nguyên mẫu kiến trúc từ ngôi chùa có cùng tên là chùa Vĩnh Nghiêm Bắc Giang.
Chùa được các phật tử quyên góp vào khoảng 98 triệu, hành trình xây dựng ngôi chùa cũng không kém phần gian nan, vì khi đó người ta phải vận chuyển hơn 40.000 m vuông đất từ Biên Hòa về để san lấp mặt bằng, chính bởi ngôi chùa nằm ở khu đất thấp.
Khám phá kiến trúc chùa Vĩnh Nghiêm – Nét độc đáo giữa hai nền kiến trúc đối lập
Cổng Tam Quan
Cổng chào Tam Quan tại
chùa Vĩnh Nghiêm được xây dựng và đầu tư khá đồ sộ. Với thiết kế hình mái đỏ uốn cong giống đặc trưng như bao ngôi chùa khác. Hao bên cổng là hai câu đối được khắc trên hai cột lớn, ở phía trên là dòng chữ “ chùa Vĩnh Nghiêm” màu vàng đầy trang nghiêm.
Khuôn viên chùa
Chùa Vĩnh Nghiêm với khuôn viên rộng thoáng mát, đi sâu vào khu vực bên trong chính là nơi nhà thờ tổ Bồ Đề Đạt Ma. Ngoài ra tại đây còn là nơi thuyết pháp cho các vị phật tử, xen bên cạnh là văn phòng và thư viện của chùa.
Xung quanh khuôn viên được trồng nhiều bóng cây mát, không khí trong lòng, yên tĩnh, rất thích hợp cho bạn đi dạo và nhìn ngắm sự vật, cũng như tìm được một góc tĩnh tâm cho bản thân mình.
▸Tháp Quan Thế Âm
Tòa tháp Quan Thế Âm tại chùa Vĩnh Nghiêm cao 40m gồm 7 tầng, được thiết kế nhìn rất uy nghi và đầy tráng lệ. Không những vậy, trên đỉnh tháp có 9 bánh xe vòng tròn, đỉnh ấy người ta gọi là “ Long xa và Quy châu”.
▸Tháp đá Vĩnh Nghiêm
Tháp đá Vĩnh Nghiêm nằm bên phải của cổng Tam quan. Tháp đá được xây dựng nên để tưởng nhớ hai vị đã có công xây dựng lên ngôi chùa. Tháp đá cao đến 14m và được xem là công trình tháp đá cao nhất Việt Nam.
▸Tháp Xá Lợi công cộng
Tháp Xá Lợi công cộng nằm bên trái cổng Tam quan, đây là nơi lưu giữ trot hi hài của những người đã khuất được người thân gửi tại chùa. Nơi đây được các phật tử và người thân lui tới để tưởng nhớ và thăm viếng.
Những điều cần chú ý khi tham quan chùa Vĩnh Nghiêm
- Khi đến chùa đi lễ nên hạn chế việc đốt vàng mã để giữ không khí thoáng đãng.
- Nếu du khách đến dâng hương nên sắm lễ chay, không mua lễ mặn.
- Mặc trang phục lịch sự, kín đáo khi đi chùa.
- Đến chụp ảnh ở chùa du khách nên tạo dáng hợp lý, tránh cười đùa to.
- Khi đi qua cổng Tam quan vào chùa nên đi vào cửa Giả quan (bên phải), đi ra bằng cửa Không quan (bên trái). Kiêng đi vào cửa Trung quan vì chỉ dành cho Thiên tử, bậc cao tăng.
Nếu có cơ hội ghé đến Sài Gòn, bạn nhất định phải ghé đến
chùa Vĩnh Nghiêm để tìm hiểu thêm về tín ngưỡng và con người nơi đây. Sự an yên, bình lặng giữa thành phố xô bồ sẽ giúp bạn quên đi những mệt mỏi của cuộc sống thường nhật. Vé giá gốc chúc bạn có một chuyến đi thật vui vẻ.
Khánh Tuấn
Nguồn ảnh: Internet
Có thể bạn quan tâm:
Tham Quan Chùa Thiên Mụ Biểu Tượng Tâm Linh Của Cố Đô Huế
Khám Phá Trọn Vẹn Thung Lũng Tình Yêu Đà Lạt
Du Lịch Phong Nha Kẻ Bàng Chi Tiết Nhất 2022
Cột Cờ Lũng Cú Nơi Lưu Dấu Lịch Sử Biên Cương
Vẻ Đẹp Của Chàng Sơn Cô Tô Ngất Ngây Du Khách
Tham Quan Quảng Trường Ba Đình Quảng Trường Lớn Nhất Việt Nam